Cơn lốc chương trình truyền hình thực tế (THTT) với định dạng “tìm kiếm tài năng” vừa đến hồi “hạ nhiệt”, khán giả màn ảnh nhỏ lại có cơ hội thưởng thức hàng loạt “món ăn” mới lạ, được quảng cáo là “đề cao tính giải trí, hài hước, hấp dẫn, đầy kịch tính” như Tôi dám hát, Đố ai hát được… Chỉ có điều, trái ngược với mong muốn của nhà sản xuất – theo cách chơi chữ thú vị của cư dân mạng – “đố ai cười được” khi thưởng thức những màn biểu diễn “tôi dám hét” ấy của các thí sinh!
Có điểm gì chung giữa những cái tên như Phạm Quỳnh Anh, Bảo Thy, Đông Nhi, Tiêu Châu Như Quỳnh, Kasim Hoàng Vũ, Tâm Tít, Khắc Việt, Băng Di, Đào Bá Lộc, Will… (của gameshow Tôi dám hát) hay Pha Lê, Ya Suy, Bảo Trâm, Miu Lê, Don Nguyễn, Minh Thư, Tiến Hưng, Cao Thanh Thảo My… (trong Đố ai hát được)? Họ đều là những ca sĩ trẻ (hoặc vừa mới nổi tiếng, hoặc từng đoạt giải cao trong những cuộc thi kiếm tìm tài năng) đã được công chúng “nhớ mặt, thuộc tên”. Họ đều đồng ý trở thành thí sinh của hai cuộc thi “cực hấp dẫn, cực lạ” này, vì hy vọng sân chơi ấy sẽ trở thành chiếc cầu nối hữu hiệu đưa giọng hát của mình tới gần hơn với nhiều đối tượng công chúng, thay vì chỉ bó hẹp trong lớp khán giả trẻ hiện tại. Họ đều không biết mình phải đối mặt với những thử thách oái oăm, khủng khiếp tới cỡ nào. Để rồi trong những cuộc thi, họ khóc lóc, thều thào, rên rỉ hay la hét thất thanh thay cho việc phô diễn ca khúc sở trường. Những gương mặt “trai thanh, gái lịch”, vốn luôn hoàn hảo đến từng xăng-ti-mét dưới ánh đèn sân khấu hay trong các sự kiện đình đám, giờ lấm láp, bẩn thỉu, nhòe nhoẹt phấn son, thất thần vì hoảng sợ, mệt mỏi vì kiệt sức.Bạn đang xem: đố ai dám hát
Luật chơi không thể đơn giản hơn: thí sinh luôn phải hát, bất chấp những tình huống, thử thách mà ban tổ chức đưa ra khắc nghiệt, đáng sợ tới cỡ nào. Họ bị những người đứng sau thi nhau đập trứng cho chảy nhoe nhoét khắp người, rồi quạt gió thổi lông gà, giấy trang kim dính vào lớp trứng tanh đến rùng mình ấy và tạo thành một chiếc áo kỳ dị, bẩn thỉu. Họ bị xích trên tấm khiên quay tròn, phải cất cao giọng hát khi MC – rocker Phạm Anh Khoa trổ tài phóng dao khiến những quả bóng chung quanh nổ lụp bụp. Họ bị thả vào một bể nước đầy ếch, nhái, rắn hoặc có khi là cả cá sấu con. Họ bị rắn, trăn quấn tròn quanh người. Họ phải dẫm chân trần lên một đàn thằn lằn sống hay cả đống nội tạng động vật. Họ phải chui qua một đường hầm với đủ loại động vật kinh hoàng như lợn, chuột, người đóng giả đười ươi. Họ bị bôi bẩn bằng tương cà, nước sốt, bánh kem, bột mì. Họ ngã chổng kềnh khi mang chân nhái chạy giật lùi trên máy tập… Để chinh phục những thử thách kinh hoàng ấy, giọng hát và kỹ thuật biểu diễn thanh nhạc chỉ chiếm vị trí thứ yếu. Thần kinh thép, bản lĩnh đối mặt với những tình huống bất ngờ và lòng dũng cảm vô song mới giúp họ có thể đi đến cùng cuộc chơi.
Đang xem: “ đố ai dám hát được phiên bản thái lan, “đố ai cười được”!
Với cùng một chương trình gốc nhưng phiên bản Tôi dám hát xem ra hiền lành hơn, khi phần lớn thử thách đưa ra cho thí sinh chỉ là vừa hát vừa nhảy dây, hái chuối, đấu vật, rót nước, hít đất, chạy bộ… Xét ở khả năng khiến khán giả liên tục hoảng sợ, rùng mình, Đố ai hát được luôn chiếm thế thượng phong. Nhiều người xem thú nhận phải chuyển kênh vì không dám thưởng thức đến cùng một chương trình phát sóng. Ca sĩ Thu Minh, nữ giám khảo duy nhất của Đố ai hát được cũng thường xuyên phải ra khỏi chỗ ngồi hoặc lấy tay che mắt khi chứng kiến nỗi hoảng loạn và những giọng nước mắt lăn dài trên gương mặt các giọng ca đàn em. Chị cũng nhiều lần thú nhận, rằng nếu rơi vào tình huống ấy sẽ lập tức ngất xỉu chứ chẳng thể hát nổi, dù chỉ một câu.
Nhà sản xuất Đố ai hát được từng hứa hẹn “đem lại một món ăn tinh thần với hương vị hòa trộn của sự hồi hộp, lo lắng, sợ hãi nhưng cũng đầy hào hứng, sôi nổi và vui nhộn”. Bởi khi phải đối mặt với những thử thách kinh hoàng không được biết trước, cảm xúc của thí sinh sẽ được đẩy lên tột đỉnh, với những cung bậc “hỉ, nộ, ái, ố” mà khán giả chưa bao giờ có cơ hội chứng kiến. Vì thế, đơn vị sản xuất kỳ vọng đó chính là thứ gia vị độc đáo và riêng biệt mang lại sức hấp dẫn mạnh mẽ cho chương trình.
Xem thêm: ” Hana Tiếng Hàn Nghĩa Là Gì, Tên Tiếng Hàn Hay Cho Nam Và Nữ
Vừa hát vừa vật nhau như một VĐV sumo thứ thiệt trong Tôi dám hát.
Thêm nữa, bản tính người Việt Nam vốn nhân hậu, thương người. Phải chứng kiến những nghệ sĩ “hát thì ít, hét thì nhiều” trong sự phấn khích, thích thú của cả MC, ba thành viên giám khảo cùng khán giả trong trường quay, số đông người xem có cảm giác sự “mua vui” ấy có phần phản cảm và tàn nhẫn. Tuy nỗi khốn khổ, sợ hãi mà các thí sinh phải chịu đựng có thể khiến những tràng cười bùng nổ nhưng đó là cái cười cơ học, cười theo kiểu bị “thọc lét”, cười trên nỗi đau khổ của đồng loại. Thậm chí, có nhà báo đã đặt ra câu hỏi: “có khi nào trong lúc thưởng thức ca khúc gắn liền với tên tuổi của một giọng ca khả ái, ta lại cứ nhớ tới tiếng khóc ai oán của chính cô, khi đang trình bày bài hát đó trong chương trình Đố ai hát được?”. Kéo gần khoảng cách giữa ca sĩ và công chúng theo cách này, có khi lại “lợi bất cập hại”!
Căn cứ vào phản ứng khá tiêu cực từ phía công chúng, việc hai gameshow này có thể khởi động tiếp mùa thi thứ hai là một tương lai thiếu tính khả thi. Không thể phủ nhận, những chương trình đề cao tính giải trí như Tôi dám hát, Đố ai hát được hay trước đó là Người giấu mặt (Big Brother)… đã thổi một luồng gió mới vào đời sống văn hóa nước nhà. Nhưng để những khác biệt về văn hóa, tâm lý, lối sống giữa Đông và Tây được khán giả chấp nhận thì vẫn còn là quãng đường dài khá gập ghềnh, trắc trở. Đó cũng chính là điều mà các đơn vị truyền thông, trong cơn say mua bản quyền và Việt hóa các chương trình truyền hình đình đám trên khắp thế giới cần xem xét và cân nhắc thấu đáo.
Xem thêm: Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Giúp Việc Nhà Theo Giờ Quận 11 (Ở Lại, Theo Giờ)
Phải chứng kiến những nghệ sĩ “hát thì ít, hét thì nhiều” trong sự phấn khích, thích thú của cả MC, ba thành viên giám khảo cùng khán giả trong trường quay, số đông người xem có cảm giác sự “mua vui” ấy có phần phản cảm và tàn nhẫn.